Hệ thống xử lý khí thải là gì?

Hệ thống xử lý khí thải là gì?

Ô nhiễm không khí vẫn luôn từng ngày làm thế giới đau đầu. Hoạt động sống của con người từng ngày thải ra hàng loạt khí thải vào môi trường. Việc xử lý khí thải triệt để là nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững cho chúng ta. Vì thế, không nên lơ là trong vấn đề tìm kiếm và thực hiện việc xử lý khí thải – hệ thống xử lý khí thải.

Hệ thống xử lý khí thải là hệ thống thực hiện quá trình làm sạch khí thải. Các lượng khí này có thể thoát ra từ quá trình hoạt động của các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh. Mỗi loại khí thải nguồn gốc khác nhau sẽ có những đặc tính, tác hại khác nhau. Vì thế, cần phải có hệ thống xử lý khí thải để giảm những tác động xấu đến môi trường, con người.

Hệ thống xử lý khí thải sẽ xử lý những luồng khí H2S, CO2, SO2 phát sinh do các quá trình hoạt động, sản xuất. Hệ thống này là một sự kết hợp nhiều bộ phận, máy móc kết hợp với nhau. Chúng sẽ hoạt động lần lượt, trơn tru để đảm bảo xử lý các luồng khí ô nhiễm thật hiệu quả.

Xử lý khí thải là một phần vô cùng quan trọng, cần được gắn liền với các hoạt động sản xuất. Xử lý khí thải hợp lý sẽ đảm bảo loại bỏ chất độc làm ô nhiễm không khí, ảnh hưởng sức khỏe người lao động và người dân xung quanh. 

Các phương pháp xử lý khí thải phổ biến hiệu quả

Xử lý khí thải là một quá trình nghiên cứu lâu dài của các nhà khoa học. Việc xử lý khí thải trong ngành sản xuất có khá đa dạng các loại phương pháp. Tùy thuộc vào lĩnh vực, nguồn gốc mà mỗi loại khí thải sẽ có những thành phần đặc trưng cũng như tác hại khác nhau. Khi đó, cần phải lựa chọn phương pháp cho phù hợp để có thể đảm bảo việc xử lý diễn ra tối ưu, an toàn cho con người và môi trường.

Hiện nay, có 5 phương pháp xử lý thông dụng chính là: hệ thống xử lý khí thải phương pháp ướt, xử lý khí thải phương pháp ngưng tụ, xử lý khí thải phương pháp hấp phụ, xử lý khí thải phương pháp thiêu đốt, xử lý khí thải phương pháp sinh học.

Hệ thống xử lý khí thải phương pháp ướt

Phương pháp ướt được xem là một cách xử lý khí thải khá phổ biến. Đối với hệ thống này, luồng khí thải sẽ được tiếp xúc trực tiếp với chất lỏng để thực hiện quá trình xử lý. Khi gặp nước, những hạt bụi với kích thước siêu nhỏ sẽ được giữ lại, sau đó trở thành dạng bùn và được tách ra khỏi nước.

Hệ thống xử lý khí thải bằng phương pháp ướt được nhiều người tin dùng do hiệu quả lên đến 90% kèm theo tốc độ xử lý rất nhanh, kịp thời đáp ứng các hoạt động sản xuất diễn ra một cách liên tục.

Hệ thống xử lý khí thải phương pháp ngưng tụ

Phương pháp ngưng tụ được phân thành hai loại chính là ngưng tụ trực tiếp và ngưng tụ gián tiếp.

Phương pháp ngưng tụ trực tiếp còn được gọi là ngưng tụ bề mặt. Quá trình này diễn ra trong một thiết bị có tường ngăn khí và các tác nhân làm lạnh. Chúng di chuyển ngược chiều nhau và được phân thành nhiều lớp.

Phương pháp ngưng tụ gián tiếp còn được gọi là ngưng tụ hỗn hợp. Theo quá trình này, khí thải và những tác nhân làm lạnh sẽ được tiếp xúc trực tiếp với nhau. Khí sẽ được ngưng tụ thành chất lỏng và khí thải sẽ được tách ra riêng.

Phương pháp này lại có phần khá tốn kém nên không thực sự phổ biến. 

Hệ thống xử lý khí thải phương pháp hấp phụ

Phương pháp hấp phụ dùng than hoạt tính để làm vật liệu chính cho quá trình xử lý nước thải. Than hoạt tính có khả năng hấp thụ CO2, SO2, các loại khí thải khác.

Phương pháp này gồm hai loại hình phổ biến là:

Hấp phụ tái sinh để xử lý nguồn khí thải quy mô tầm cỡ và khí thải có giá trị khi thu hồi.

Hấp phụ không tái sinh được dùng tại quy mô nhỏ, gia đình.

Hệ thống xử lý khí thải phương pháp thiêu đốt

Phương pháp thiêu đốt thường được dùng cho các loại khí thải dễ cháy như khí thải sơn, CO, công nghiệp.

Để thực hiện quá trình xử lý, nước sẽ được thu gom vào bình nén khí bởi hệ thống hút. Sau đó, quá trình đốt diễn ra để triệt tiêu các chất độc hại. Một lưu ý là phương pháp này chỉ nên dùng cho các loại khí thải không tái sinh. 

Hệ thống xử lý khí thải phương pháp sinh học

Phương pháp sinh học tận dụng các vi sinh vật để phân hủy các thành phần độc hại trong khí thải. Sản phẩm của quá trình này là CO2 thải ra bên ngoài môi trường.

Xử lý khí thải bằng phương pháp sinh học thường được ứng dụng để xử lý nước thải công nghiệp, gồm ba loại hình chính: công nghệ biofilter, Bio-Scrubber và Biocreactor.

Quy định xử lý khí thải công nghiệp bạn nên biết

Hiểu rõ tầm quan trọng của việc xử lý khí thải, nhà nước đã ban hành nhiều quy định nhằm định hướng, kiểm soát hoạt động xử lý diễn ra phù hợp với tình hình chung. 

Về đối tượng phải xử lý khí thải công nghiệp kèm theo tần suất thực hiện đã được quy định tại điều 47, Nghị định số 40/2019/NĐ-CP Luật Bảo Vệ Môi Trường:

“1. Đối tượng, tần suất và thông số quan trắc khí thải định kỳ

  1. a) Các cơ sở và dự án đã đi vào vận hành có quy mô, công suất tương đương với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và có tổng lưu lượng khí thải thải ra môi trường từ 5.000 m3 khí thải/giờ trở lên (theo tổng công suất thiết kế của các hệ thống, thiết bị xử lý khí thải hoặc theo lưu lượng khí thải đã được phê duyệt trong báo cáo đánh giá tác động môi trường và các hồ sơ tương đương), phải thực hiện quan trắc khí thải định kỳ với tần suất là 03 tháng/01 lần. Trường hợp quy chuẩn kỹ thuật về môi trường hoặc quy định về kỹ thuật quan trắc môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành có quy định về tần suất quan trắc một số thông số ô nhiễm đặc thù theo ngành, lĩnh vực thì thực hiện theo quy chuẩn đó;
  2. b) Các cơ sở, dự án đã đi vào hoạt động có quy mô, công suất tương đương với đối tượng phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường và có tổng lưu lượng khí thải thải ra môi trường từ 5.000 m3 khí thải/giờ trở lên (theo tổng công suất thiết kế của các hệ thống, thiết bị xử lý khí thải hoặc theo lưu lượng khí thải đã đăng ký trong kế hoạch bảo vệ môi trường), phải thực hiện quan trắc khí thải định kỳ với tần suất là 06 tháng/01 lần. Trường hợp quy chuẩn kỹ thuật về môi trường hoặc quy định về kỹ thuật quan trắc môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành có quy định tần suất quan trắc một số thông số ô nhiễm đặc thù theo ngành, lĩnh vực thì thực hiện theo quy chuẩn đó;
  3. c) Khuyến khích các cơ sở không thuộc đối tượng quy định tại điểm a và điểm b khoản này thực hiện quan trắc khí thải định kỳ, làm cơ sở để đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật về môi trường; trường hợp khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường, phải rà soát lại hệ thống, thiết bị xử lý khí thải hoặc cải tạo, nâng cấp hệ thống, thiết bị xử lý khí thải bảo đảm đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường trước khi xả thải ra môi trường;
  4. d) Thông số quan trắc khí thải định kỳ thực hiện theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc quy chuẩn kỹ thuật địa phương về môi trường quy định;

đ) Việc quan trắc lưu lượng khí thải của hệ thống, thiết bị xử lý khí thải có lưu lượng lớn quy định tại Phụ lục I Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này thực hiện thông qua thiết bị đo lưu lượng dòng khí thải; lưu lượng khí thải của các hệ thống, thiết bị xử lý khí thải khác được xác định thông qua thiết bị quan trắc khí thải theo quy định.

  1. Đối tượng phải thực hiện quan trắc khí thải tự động, liên tục bao gồm:
  2. a) Dự án, cơ sở thuộc danh mục các nguồn thải khí thải lưu lượng lớn quy định tại Phụ lục I Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
  3. b) Các lò đốt chất thải nguy hại; các lò đốt chất thải của cơ sở xử lý chất thải rắn tập trung quy mô cấp tỉnh;
  4. c) Khí thải của các cơ sở sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường;
  5. d) Cơ sở bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xả khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường mà tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần;

đ) Các đối tượng khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

  1. Đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này phải lắp đặt hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục, có camera theo dõi, truyền số liệu trực tiếp cho Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có cơ sở trước ngày 31 tháng 12 năm 2020.

Các dự án quy định tại khoản 2 Điều này đang triển khai xây dựng, phải lắp đặt hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục trước khi đưa dự án vào vận hành. Đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều này phải lắp đặt hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục theo thời hạn ghi trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Thông số quan trắc khí thải tự động, liên tục gồm:

  1. a) Các thông số môi trường cố định gồm: lưu lượng, nhiệt độ, áp suất, O2 dư, bụi tổng, SO2, NOx và CO (trừ trường hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với một số lĩnh vực đặc thù không yêu cầu kiểm soát);
  2. b) Các thông số môi trường đặc thù theo ngành nghề được nêu trong báo cáo và quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường được xác nhận.
  3. Hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục, có camera theo dõi phải được thử nghiệm, kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ, tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng.”

Đề đảm bảo thuận lợi cho quá trình đánh giá, kiểm soát, tại điều 45, Nghị định số 40/2019/NĐ-CP Luật Bảo Vệ Môi Trường cũng có quy định về việc Xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu về khí thải công nghiệp như sau:

“Chủ dự án, chủ cơ sở có phát sinh khí thải công nghiệp và thuộc đối tượng phải kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường quy định tại khoản 1 Điều 17 và khoản 3 Điều 22 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP phải xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu khí thải công nghiệp. Cơ sở dữ liệu khí thải công nghiệp bao gồm các số liệu đo đạc, thống kê, kiểm kê về lưu lượng, thông số, tính chất, đặc điểm khí thải công nghiệp. Chủ dự án, chủ cơ sở có trách nhiệm báo cáo việc thực hiện nội dung này khi lập báo cáo kết quả hoàn thành công trình bảo vệ môi trường và báo cáo công tác bảo vệ môi trường hàng năm.”

Một quy định không kém phần quan trọng chính là việc kiểm soát quá trình xả khí thải tại các doanh nghiệp. Để giám sát triệt để quá trình này, trong Điều 46 về Việc xả thải khí thải công nghiệp, Nghị định số 40/2019/NĐ-CP Luật Bảo Vệ Môi Trường có quy định như sau: 

“Dự án, cơ sở có phát sinh khí thải công nghiệp và thuộc đối tượng phải kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường quy định tại khoản 1 Điều 17 và khoản 3 Điều 22 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP phải có giấy phép xả khí thải công nghiệp. Nội dung cấp phép xả khí thải công nghiệp được tích hợp trong giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất hoặc giấy phép xử lý chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật.”

Để có thể tìm kiếm thông số, điều kiện cho quá trình xả khí thải của mình, người dân cần quan tâm theo dõi những thông tin, công văn đến từ Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định từ điều 48 Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trong quản lý khí thải công nghiệp:

“Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định nguồn thải khí thải, thông số khí thải quan trắc tự động, liên tục đặc thù, yêu cầu kỹ thuật, chuẩn kết nối dữ liệu quan trắc khí thải công nghiệp tự động, liên tục.”

Thông tin liên hệ:

Địa chỉ: 35/21 Đường số 8, Khu phố 2, Phường Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức District, Vietnam

Hotline: 0932733075 – 0349686109 

Zalo: 0349686109

Email: dinhdanhdvmt@gmail.com

Để lại bình luận